Chuyên ngành Quảng cáo, QHCC, Marketing khác nhau như thế nào?

Trong thời đại 4.0 hiện nay PR, Quảng cáo và Marketing đã và đang trở thành những ngành học có sức hút vô cùng lớn đối với những bạn trẻ đam mê sáng tạo. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa PR, Quảng cáo và Marketing cũng như cơ hội nghề nghiệp khi học các ngành này.

THẾ NÀO LÀ PR, Quảng cáo và Marketing?

PR

Ngành quan hệ công chúng là ngành học đào tạo giúp người học có khả năng chuyên môn biết phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả để đưa ra kế hoạch, các lời khuyến cáo cho các nhà lãnh đạo của tổ chức nhằm tạo lập, duy trì và phát triển mối quan hệ hai chiều giữa tổ chức, công ty với công chúng. Vai trò của ngành quan hệ công chúng là đào tạo người học có kiến thức để thực hiện nhiệm vụ tạo nên sự hiểu biết, ủng hộ của công chúng đối với tổ chức, công ty, doanh nghiệp.

QUẢNG CÁO

Theo định nghĩa của Đại học Oxford, quảng cáo là một dạng truyền thông được trả phí bởi một tổ chức được xác định thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để thuyết phục một (hay nhiều) đối tượng về một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó. Vì là truyền thông trả phí (paid media), một chiến dịch quảng cáo cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tượng khán giả để lên kế hoạch về thông điệp, phương tiện truyền thông và tần suất lan tỏa phù hợp với chi phí và đem lại hiệu quả. Cùng với Truyền thông – Quan hệ công chúng, quảng cáo là một công cụ trong marketing nhằm giúp tổ chức xây dựng thương hiệu và lan tỏa sản phẩm/dịch vụ của mình tới người tiêu dùng.

MARKETING

Theo hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA), Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông.

 

PHÂN BIỆT CHUYÊN NGÀNH PR, QUẢNG CÁO, MARKETING 

Chương trình đàođạo tạo

Tại Học viện báo chí và tuyên truyền, các bạn sinh viên theo học chuyên ngành PR, Quảng cáo và Marketing theo khung chương trình đàođạo tạo riêng của học viện:

Đối với chuyên ngành PR, sinh viên được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về hoạt động truyền thông, hiểu rõ chức năng và vai trò của báo chí đối với xã hội, hiểu thêm về các loại hình báo chí khác như báo nói, báo hình, báo in, báo trực tuyến; hiểu các quy trình hoạt động và sáng tạo truyền thông nhằm phục vụ cho PR. Sinh viên sẽ được tạo cơ hội đi kiến tập và thực tập tại các doanh nghiệp, tổ chức để học và tích lũyluỹ những kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế.

Các môn học trong chuyên ngành PR bao gồm:

  • Nhập môn Quan hệ công chúng
  • Công chúng truyền thông
  • Xây dựng và phát triển thương hiệu
  • Truyền thông tích hợp (IMC)
  • Công chúng truyền thông
  • Tổ chức sự kiện

Khi theo học chuyên ngành Quảng cáo, sinh viên được tiếp cận với những kiến thức chuyên ngành về quảng cáo. Đồng thời được trang bị những kỹ năng lập kế hoạch và triển khai kế hoạch quảng bá sản phẩm tới đông đảo khách hàng, thay đổi nhận thức và hành vi của khách hàng, nhằm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp; tận dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để quảng cáo và hoạch định chiến lược marketing, có tri thức cơ bản về quản trị tài chính và nhân lực trong hoạt động marketing, quảng cáo và phân tích nhu cầu thị trường.

Các môn học trong chuyên ngành Quảng cáo bao gồm:

  • Nhập môn quảng cáo
  • Viết lời quảng cáo
  • Thiết kế quảng cáo
  • Nghiên cứu Quảng cáo – Marketing
  • Thuật ngữ quảng cáo….

 

Về chuyên ngành Marketing, sinh viên của chuyên ngành này sẽ được trang bị các kiến thức về chuyên môn của ngành cụ thể như: quản trị marketing, quản trị bán hàng, hành vi người tiêu dùng, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và phân phối, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,…

Các môn học trong chuyên ngành Marketing bao gồm:

  • Nhập môn Marketing
  • Nghiên cứu Quảng cáo – Marketing
  • Dự án Marketing
  • Marketing kỹ thuật số
  • Sản xuất quảng cáo

 

Cơ hội nghề nghiệp

Ở mỗi chuyên ngành PR, Quảng cáo và Marketing, sinh viên được trang bị kiến thức nghề nghiệp và những kĩ năng cần thiết để có thể đảm nhiệm các vị trí nghề nghiệp khác nhau:

PR

  • Phóng viên, biên tập viên báo chí, phát thanh, truyền hình và các kênh truyền thông
  • Xây dựng các chiến lược thành công trong kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp
  • Chuyên viên PR, phụ trách quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước
  • Nghiên cứu và giảng dạy về PR trong các cơ sở giáo dục đại học

Quảng cáo

  • Phụ trách PR, truyền thông cho các tổ chức, doanh nghiệp
  • Giảng dạy ngành quảng cáo tại các cơ sở đào tạo, trường học
  • Thiết kế quảng cáo cho doanh nghiệp
  • Đạo diễn sản xuất quảng cáo tạo các studio
  • Điều hành quảng cáo của doanh nghiệp….

Marketing

  • Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
  • Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing…

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về ba ngành học này.Phân biệt được sự khác nhau giữa PR, Quảng cáo và Marketing sẽ giúp bạn lựa chọn nên học ngành học phù hợp với năng lực và sự đam mê của bản thân trong tương lai. Chúc bạn lựa chọn được ngành phù hợp với mình.

 

Các từ khóa có liên quan:

  • Ví dụ về sự khác nhau giữa PR và Marketing
  • Marketing, Quảng cáo
  • Sự khác nhau giữa Quảng cáo và PR
  • Sự khác nhau giữa Marketing và Quảng cáo
  • Ví dụ về sự khác nhau giữa PR và Marketing
  • PR khác Marketing và quảng cáo như thế nào
  • So sánh PR và Marketing
  • PR Marketing
  • Marketing, quảng cáo
  • Ngành Marketing quảng cáo