Tiến sĩ

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ nhằm giúp NCS hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu về kiến thức ngành/chuyên ngành; có kiến thức rộng về các ngành liên quan; hỗ trợ NCS rèn luyện khả năng nghiên cứu, khả năng xác định vấn đề và độc lập giải quyết các vấn đề có ý nghĩa trong lĩnh vực chuyên môn, khả năng thực hành cần thiết. Nội dung chương trình hỗ trợ NCS tự học những kiến thức nền tảng, vững chắc về các học thuyết và lý luận của ngành, chuyên ngành; các kiến thức có tính ứng dụng của chuyên ngành; phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, phương pháp viết các bài báo khoa học và trình bày kết quả nghiên cứu trước các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. 

Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn. 

Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ gồm ba phần: 

  • Phần 1: Các học phần bổ sung; 
  • Phần 2: Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và chuyên đề tổng quan; 
  • Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ. Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ do các Khoa đào tạo trình độ tiến sĩ xây dựng trên cơ sở khối lượng kiến thức và yêu cầu quy định tại Điều 14, 15, 16 và 17 của Quy định này. Chương trình đào tạo phải được thông qua Hội đồng khoa học đào tạo ngành/chuyên ngành và Giám đốc Học viện phê duyệt.

Các học phần bổ sung là các học phần giúp NCS có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ của NCS. 

Đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ: các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành/chuyên ngành tương ứng được học trong hai năm đầu của thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ, có khối lượng từ 27 đến 36 tín chỉ, chưa kể các môn Triết học và Ngoại ngữ. Danh sách các học phần bổ sung do khoa đào tạo xây dựng và đề xuất cùng với chương trình đào tạo thạc sĩ của ngành/chuyên ngành đào tạo trong năm học do khoa phụ trách. 

Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ nhưng ở ngành/chuyên ngành gần với ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, căn cứ vào hồ sơ, chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ và đề xuất của Khoa đào tạo, Giám đốc Học viện sẽ quyết định NCS học số lượng các học phần bổ sung phù hợp. Trường hợp NCS có bằng thạc sĩ đúng ngành/chuyên ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp, Khoa đào tạo trình độ tiến sĩ đề xuất trình Hội đồng Khoa học – Đào tạo sau đại học chuyên ngành số lượng các học phần cần bổ sung. Hội đồng Khoa học – Đào tạo sau đại học chuyên ngành căn cứ đề xuất của Khoa đào tạo, đối chiếu với chương trình đào tạo (CTĐT) xác định các học phần NCS cần phải học bổ sung để đạt yêu cầu của chuyên ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu trình Giám đốc quyết định. 

Trường hợp cần thiết, nếu chương trình đào tạo trình độ đại học của NCS còn thiếu những học phần có vai trò quan trọng cho việc đào tạo trình độ tiến sĩ, Khoa đào tạo trình độ tiến sĩ đề xuất Giám đốc Học viện yêu cầu NCS học bổ sung một số học phần ở trình độ đại học. 

Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Giám đốc Học viện quyết định các học phần NCS cần học bổ sung; khối lượng tín chỉ cần bổ sung cho trường hợp quy định tại Khoản 2, 3 của Điều này

Số tín chỉ, chuẩn đầu ra

Thời gian đào tạo, vị trí công việc sau tốt nghiệp

Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học chính quy là 4 năm tập trung liên tục

Sau tốt nghiệp người học có khả năng nghiên cứu và làm việc trong các công ty, doanh nghiệp, các công ty truyền thông quảng cáo và Quan hệ công chúng, các cơ quan nhà nước; tham gia giảng dạy truyền thông nói chung, Quan hệ công chúng nói riêng ở các trường đại học, cao đẳng, các viện, các trung tâm báo chí hoặc tiếp tục nghiên cứu học lên bậc cao hơn trong lĩnh vực QHCC, truyền thông.

Điều kiện tham gia đào tạo trình độ tiến sĩ

Đang cập nhật

Nội dung chương trình đào tạo tiến sĩ

Đang cập nhật

Thời gian phát hành và nhận hồ sơ xét tuyển

Phát hành và nhận hồ sơ:

+ Đợt tháng 1: Từ ngày 10/2/2022 đến hết ngày 14/5/2022;

+ Đợt tháng 2: Từ ngày 01/6/2022 đến hết ngày 05/11/2022.

(Hồ sơ xét tuyển thí sinh nộp Nhà trường không trả lại).

Địa điểm nhận hồ sơ: Bộ phận Sau đại học và Bồi dưỡng, Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Điện thoại liên hệ: (04) 37. 546. 963 (máy lẻ 306) hoặc 0983783375; 0932340456.

Lệ phí xét tuyển và học phí toàn khóa học:

Lệ phí xét tuyển :

– Lệ phí (nộp cùng hồ sơ):

+ Lệ phí đăng ký dự tuyển: 60.000đ/người dự tuyển;

+ Lệ phí xét tuyển NCS: 200.000đ/người dự tuyển;

Học phí toàn khóa học: 73.500.000đ người/khóa (có thể đóng theo từng năm)

Thời gian xét tuyển, công bố kết quả, nhập học và học bổ sung kiến thức:

Thời gian xét tuyển:

– Đợt 1: Dự kiến vào ngày 27 và 28/5/2022.

– Đợt 2: Dự kiến vào ngày 18 và 19/11/2022.

Thời gian công bố kết quả xét tuyển:

– Đợt 1: 30/5/2022

– Đợt 2: 21/11/2022

Thời gian nhập học:

– Đợt 1: 15/6/2022

– Đợt 2: 05/12/2022

Thời gian học bổ sung kiến thức: Sau khi trúng tuyển.

Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ: Căn cứ vào các học phần đã tíchlũy ở trình độ thạc sĩ, kiến thức cần cập nhật, bổ sung và yêu cầu của lĩnh vực, để tài nghiên cứu, Giám đốc Học viện xác định số học phần và khối lượng tín chỉ nghiên cứu sinh cần phải học bổ sung.

Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ: Các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành hoặc chuyên ngành tương ứng, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn.