Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến thị trường Quảng cáo như thế nào?

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi đến toàn cảnh xã hội trong đó có thị trường Quảng cáo. Các biện pháp cần thiết phải thực hiện để kiểm soát đại dịch đã làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu cũng như làm thay đổi kỳ vọng, thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Trong mùa dịch bệnh, nhiều thương hiệu rơi vào tình thế khó khăn khi các nhà máy phải ngưng hoạt động, chuỗi cung ứng bị đình trệ, nguyên liệu sản xuất sản phẩm không ổn định, vì vậy các advertiser đang cân nhắc kỹ lưỡng về việc ngân sách quảng cáo sử dụng vào thời điểm này có hiệu quả hay không.

Hơn nữa, do ảnh hưởng bởi chính sách cách ly, social-distancing… người tiêu dùng phải ở nhà trong một thời gian dài với các hoạt động giải trí online, việc này khiến cho ngân sách quảng cáo OOH bị cắt giảm đến 51%. Nhiều nhà Quảng cáo đang phải đối mặt với thay đổi và tình hình dịch bệnh Covid-19 khó lường. Chính vì vậy, mỗi một mô hình kinh doanh đều có những mục tiêu thích nghi với từng giai đoạn sẽ khác nhau.

Nhìn chung, theo như đánh giá của đội ngũ Google Ads đã chỉ ra những bất cập hiện tại của thị trường Quảng cáo như sau:

  • Thứ nhất, doanh nghiệp đang bị gián đoạn giữa cung và cầu vì hành vi thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng.
  • Thứ hai,các doanh nghiệp phải lên kế hoạch lại về các nguyên tắc cơ bản về hoạt động tiếp thị bằng cách sử dụng các công cụ và phương pháp đo lường chuyên sâu hơn.

Thứ ba, các doanh nghiệp đang phải định hình lại mô hình kinh doanh và phương pháp kĩ thuật số.

Mặt khác, nhiều nhà tiếp thị cũng đặt ra câu hỏi khi nào dịch bệnh mới có dấu hiệu thuyên giảm? Và các giải pháp khắc phục cho các vấn đề liên quan đến biến động thị trường, thông qua một cuộc khảo sát thực tế đã đưa ra:

Biện pháp 1: Sắp xếp lại các kênh

  • Theo thống kê, ngay cả khi ngân sách quảng cáo ở các kênh media bị cắt giảm 20%~50% thì kênh media truyền thống OOH chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với kênh media kỹ thuật số.

Biện pháp 2: Thay đổi thông điệp-tập trung vào tiếp thị hình ảnh.

  •  Điển hình như hãng Gucci vào cuối tháng 3 đã tuyên bố tham gia vào chiến dịch chống Covid-19 bằng cách gây quỹ với các ngân hàng thương mại tại Ý, đồng thời thông qua Facebook gây quỹ toàn cầu cho Quỹ Đoàn kết ứng phó dịch Covid-19 của WHO.

Biện pháp 3: Tối ưu hóa mục tiêu thiết bị và đối tượng.

  • Nhiều ngành nghề như thương mại điện tử, nền tảng giao hàng hoặc các mặt hàng nhu yếu phẩm thì doanh số tăng cao do tác động dịch bệnh, kéo theo nhu cầu nhắm mục tiêu với đối tượng quan tâm đến dịch bệnh, điều này khiến cho công nghệ nhắm mục tiêu đối tượng tăng trưởng trong mùa dịch đạt tới 38%. Để thu hẹp khoảng cách với nhóm khách hàng đang quan tâm đến tình hình dịch bệnh thì việc làm thế nào sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu để nhắm chính xác mục tiêu nhóm khách hàng ấy là điều vô cùng quan trọng.

Mặt khác, người tiêu dùng cũng ít ra ngoài trong mùa dịch này nên nhu cầu sử dụng lưu lượng xem các video trực tuyến tăng lên đột biến. Nhiều doanh nghiệp biết được vào thời điểm này thì hầu hết người tiêu dùng đều ở nhà xem phim truyền hình, vì vậy mà ưu tiên phát quảng cáo đối với người dùng sử dụng thiết bị chạy OTT và CTV .

Bên cạnh những khó khăn gặp phải, đây cũng sẽ trở thành cơ hội nếu các doanh nghiệp có biết nắm bắt linh hoạt và áp dụng sẵn kịch bản cho những sự thay đổi đột ngột tiếp theo.

Covid-19 đã có một cú đánh nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu khiến các nhà tiếp thị cần phải dốc tâm sức chuẩn bị các chiến lược đối phó với những tình huống có thể xảy ra. Hi vọng rằng bằng việc quan sát các mô hình ứng biến marketing tại các quốc gia Âu-Mỹ, các công ty sẽ có thể tìm ra chiến lược marketing chống dịch phù hợp cho thương hiệu của mình ở giai đoạn hiện nay.

Tài liệu tham khảo 

Coronavirus Ad Spend Impact: Buy-side”, 27/03/2020, IAB Proprietary Research.
How Advertisers Are Responding to the Coronavirus Crisis”, 30/03/2020, Insider Intelligence
Các advertiser đã có chiến lược tiếp thị ứng biến ra sao trong mùa Covid-19?”, 16/04/2020, TenMax