Bài viết đề cập tới những dự án của sinh viên khóa 39 thuộc khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo phục vụ cho các môn học như Tổ chức sự kiện, Truyền thông mạng xã hội với nhiều nội dung đa dạng, nổi bật và vô cùng ý nghĩa. Tuy là bài tập lớn, dự án của môn học nhưng có những dự án đạt được hiệu ứng truyền thông, lan tỏa ngoài khuôn khổ môn học. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số fanpage của các bạn sinh viên ấy nhé.
Dự án truyền thông “Đừng Die Vì Diet”.
https://www.facebook.com/dungdievidiet
Được thực hiện bởi nhóm sinh viên lớp PR K39 với sứ mệnh nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề giảm cân và ăn kiêng đúng cách, đặc biệt đối với các bạn trẻ. Dự án mang thông điệp: “Hãy yêu thương bản thân bằng việc ăn kiêng đúng cách!”, “Đừng Die Vì Diet” hy vọng sẽ đem đến cho các bạn những chia sẻ thiết thực, hiệu quả về việc ăn kiêng sao cho “đúng nhưng mà đủ”, “xịn nhưng phải sạch” và cùng bạn hiện thực hóa những tuyệt chiêu “diet” đúng hướng, chuẩn đường!
…
Pandora – Dự án nâng cao nhận thức về Sức khoẻ tinh thần cho lứa tuổi vị thành niên.
https://www.facebook.com/projectpandora.ajc/
Đến với tuổi vị thành niên – những bạn trẻ “chẳng lớn, chẳng bé, chẳng tầm thường”, luôn muốn khẳng định bản thân, sống với những giấc mơ lớn trong một thế giới nhỏ và luôn tò mò trước những câu hỏi, những vấn đề xung quanh. Đây là lứa tuổi còn cần nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi và giúp đỡ từ gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt khi thế giới tinh thần bên trong các em ngày càng trở nên phong phú, chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác của xã hội, sự quan tâm mà các em cần lại càng lớn hơn.
Pandora được ra đời với mong muốn có thể giúp đỡ các em hiểu rõ và tự biết cách nâng cao sức khoẻ tinh thần của bản thân, cũng như bảo vệ chính mình khỏi những tổn thương không đáng có, có thể thỏa sức xây dựng và bảo vệ thế giới riêng tư bên trong tâm hồn.
…
Mạc Mã Mây
Dự án chạy trên Fanpage Kiệm Lời Entertainment của nhóm học sinh Quảng Cáo K39.
Khác với những dự án trước, Mạc Mã Mây là một dự án truyền thông quảng bá góc phố cổ Mã Mây với những khung cảnh đẹp, món ăn ngon, con người thân thiện và mang đến cho mọi người nhất là giới trẻ thông điệp: Những nét cổ kính của Hà Nội luôn được lưu giữ và được giới trẻ trân trọng vì đó chính là những giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.
…
De Hanoi Hustlers.
https://m.facebook.com/dehanoihustlers/
Trong thời đại mới, văn hóa Hip Hop ngày càng được lan tỏa trên khắp thế giới và ở Việt Nam văn hóa này cũng được ưa chuộng phổ biến hơn và đây là thời cơ tiềm năng cho sự phát triển HipHop của người Việt nói chung và ở khu vực Hà Nội nói riêng. Vì vậy, với mong muốn được giới thiệu đến mọi người về các khía cạnh khác đặc sắc của Hip hop như rap, DJ, nghệ thuật vẽ tranh tường Graffiti, nhảy, trượt ván, thời trang phong cách… dự án này đã ra đời.
Với cái tên “De Hanoi Hustlers, các bạn sinh viên đã lấy cảm hứng từ một quan niệm của các rapper – ” Hustlers” – ý chỉ những người luôn tích cực trong công việc, người có ý chí, nghị lực và giỏi xoay xở, ứng biến. Trong một nhóm người ưu tú sẽ luôn có những sự xuất hiện của “the Hustlers”. Đây cũng là một hình ảnh đại diện cho phẩm chất tốt đẹp của các bạn trẻ trong cộng đồng HipHop mà nhóm muốn mang đến cho công chúng.
…
Dự án truyền thông “Gánh: Đồng Xuân” – góc nhìn của người trẻ về khu chợ trăm năm tuổi.
https://m.facebook.com/ganhdongxuan/
Trong hoàn cảnh những nét văn hoá truyền thống đang dần bị lãng quên hay đặc biệt là nét đẹp cổ xưa của chợ Đồng Xuân, dự án ra đời nhằm đưa hình ảnh chợ Đồng Xuân trở nên gần gũi hơn với giới trẻ, đồng thời thông qua góc nhìn của người trẻ để đem đến cho công chúng cái nhìn mới về chợ Đồng Xuân.
Dự án là sự kết hợp giữa những nét đẹp truyền thống với những nét hiện đại được giới trẻ sáng tạo trong cuộc sống không chỉ khẳng định cá tính riêng của giới trẻ, mà còn cho mọi người thấy được: giới trẻ không hề lãng quên giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
…
BE ALL EARS – EVERY GEN NEEDS LISTENING.
https://www.facebook.com/beallears2020/
Chắc chắn rằng, mỗi chúng ta từng không ít lần trách móc hay giận dỗi bố mẹ mình bằng những lời nói như: “Sao bố mẹ không chịu hiểu con?”, “Bố mẹ chẳng biết cái gì cả!!!”, “Có nói bố mẹ cũng không hiểu”…
tThế nhưng, có khi nào chính bạn tự hỏi lại bản thân, liệu mình đã từng một lần lắng nghe và thấu hiểu bố mẹ mình? Và đó là lý do “Be All Ears” được ra đời, với mong muốn truyền tải những thông điệp giúp con cái thấu hiểu và đến gần với bố mẹ mình hơn.
Thông qua dự án, các bạn sinh viên hy vọng có thể góp phần thay đổi nhận thức và thay đổi hành vi của chúng ta. Bởi lẽ, không chỉ bố mẹ cần cố gắng thấu hiểu chúng ta mà chính chúng ta cũng cần học cách hiểu bố mẹ mình. Từ đó, khoảng cách giữa hai thế hệ mới được rút ngắn lại, vách ngăn tàng hình giữa bố mẹ và con cái cũng tan biến theo.
…
Làm thêm hay làm bớt?
https://www.facebook.com/L%C3%A0m-th%C3%AAm-hay-l%C3%A0m-b%E1%BB%9Bt-116467820270895/
Trong nhịp sống hối hả của thế kỷ XXI, khi số lượng sinh viên làm thêm ngày càng tăng cao, việc trang bị những kiến thức thực tế ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi vậy, “Làm thêm hay làm bớt?” của nhóm sinh viên PRK39 ra đời với mong muốn:
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết của các bạn sinh viên năm nhất, năm hai có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm trong quãng thời gian học đại học.
- Giúp đỡ các bạn sinh viên tránh được những cạm bẫy lừa đảo khi đi làm thêm.
- Tạo không gian để mọi người cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, những câu chuyện đáng nhớ trong trải nghiệm làm thêm của mình.
…
Ở đây chúng tôi tôn trọng bản quyền phim
Dự án truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề tôn trọng phim bản quyền, được thực hiện bởi nhóm sinh viên Quan hệ công chúng K39, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. https://www.facebook.com/tontrongbanquyenphim
Trong thời đại ngày nay, khi mà bản quyền một tác phẩm điện ảnh được đề cao, thật đáng buồn khi vẫn có không hề ít những trang phim lậu đăng tải phim mà không được cấp phép và một bộ phận không nhỏ công chúng tiếp thiếu hiểu biết về vấn đề bản quyền, tác quyền. Đó là lý do dự án truyền thông “Ở đây chúng tôi tôn trọng bản quyền phim” ra đời với sứ mệnh nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề tôn trọng bản quyền các tác phẩm điện ảnh, đặc biệt là các bạn trẻ. Với thông điệp “Xem phim thời hiện đại, đừng ngại phải trả tiền”, các bạn sinh viên hy vọng rằng việc tôn trọng bản quyền phim sẽ trở thành một điều tất yếu trong thời đại hiện nay.
…
“TỄU”: Di sản ngàn năm – Nét đẹp hiện đại
https://www.facebook.com/teu.prk39
“TỄU” là một dự án Truyền thông thực hiện bởi nhóm sinh viên lớp PR K39 – Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm góp phần lưu giữ và quảng bá nét đẹp của bộ môn nghệ thuật truyền thống Múa rối nước.
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc của nền văn hóa lúa nước, mang đậm tính nghệ thuật và giá trị giáo dục cao, thể hiện trí tuệ, sự thông minh và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Tinh hoa Múa rối nước Việt Nam đã nhận được sự ngưỡng mộ trong lòng bạn bè thế giới và được xem là bộ môn nghệ thuật “Độc nhất vô nhị” của nước ta. Tuy nhiên, ngày nay Múa rối nước không còn phổ biến và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân trong nước, đặc biệt là giới trẻ. Chính vì vậy, với thông điệp “Di sản ngàn năm – Nét đẹp hiện đại”, TỄU hy vọng có thể lưu truyền và lan toả tình yêu với Múa rối nước nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung đến giới trẻ, để những giá trị văn hoá này không chỉ là di sản thuộc về quá khứ mà còn là nét đẹp cả ở hiện đại.
Dự án Truyền thông thực hiện bởi nhóm sinh viên lớp PR K39 – Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm góp phần lưu giữ và quảng bá nét đẹp của bộ môn nghệ thuật truyền thống Múa rối nước.
…
Nhật Ký Cầu Vồng
Một dự án truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về hình ảnh của LGBT trên các phương tiện truyền thông. (https://www.facebook.com/arainbowsdiary/)
Với slogan “Colouring Your Days”, Nhật Ký Cầu Vồng hy vọng có thể tô điểm thêm cho mỗi ngày của bạn bằng những mảng màu kiến thức, giúp cung cấp thêm phần nào hiểu biết về cộng đồng LGBT. Đồng thời, chúng mình sẽ là một cuốn nhật ký thực thụ để bạn có thể thỏa sức trải lòng, chia sẻ những câu chuyện hàng ngày và vẽ ra bức họa cảm xúc của riêng mình!
…
“Sợ gì?”
Dự án truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về việc tiêm phòng HPV, được thực hiện bởi nhóm sinh viên Quan hệ công chúng K39, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. (https://www.facebook.com/sogi.hpv/)
Có rất nhiều định kiến người ta nghĩ tới khi nhắc đến vaccine HPV – ung thư cổ tử cung như:
- “Mới tí tuổi đầu đã đi tiêm ung thư cổ tử cung thì chắc là loại con gái ăn chơi trác táng.
- “Kinh thế, con trai mà tiêm ung thư cổ tử cung.”
- “Chắc nó bị bệnh tình dục nên mới phải tiêm HPV.”
- “HPV? Nghe sợ sợ, là dạng mới của HIV à?”
Những định kiến đó, không những sai lệch, mà còn tạo nên những nỗi sợ vô hình chung về loại vaccine vốn vô cùng tốt này.Nỗi sợ thường hay bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết như vậy. Người ta sợ vì không biết, và nếu biết đủ rõ thì sẽ hết sợ. “Sợ gì?” chính là câu hỏi bỏ ngỏ để có thể giúp mọi người tự trả lời cho chính bản thân mình.
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về virus HPV, “Sợ gì?” đã được ra đời.
Trên đây là một số fanpage dự án của các bạn sinh viên khóa 39 trực thuộc khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo – Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Qua bài viết này, mong rằng các bạn có thể tìm hiểu thêm về những dự án ấy cũng như phần dành tặng một lời khen cho những bạn sinh viên trẻ dám nghĩ dám làm.