Cử nhân chất lượng cao chuyên ngành Truyền thông – Marketing

Chương trình đào tạo đội ngũ nhân sự về Quan hệ công chúng có trình độ đại học chuyên ngành Truyền thông Marketing. Chương trình được xây dựng với khối lượng lớn các môn học chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh, tạo cơ hội tốt cho sinh viên tiếp cận sớm với môi trường hành nghề quốc tế, rèn luyện các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng xã hội cần có trong môi trường truyền thông toàn cầu.

1. Thời gian đào tạo: tối đa 6 năm (đối với sinh viên không thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo).

2. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 

Chương trình đào tạo gồm 144 tín chỉ, kể cả Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng. 

3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

– Làm việc tại các công ty truyền thông chuyên nghiệp trong và ngoài nƣớc. 

– Làm các vị trí liên quan tới truyền thông, PR, quảng cáo và Marketing cho các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ. 

– Nghiên cứu khoa học, phục vụ giảng dạy và hoạt động thực tiễn. 

– Cán bộ hoạt động tư tưởng của Đảng, hoạt động chính trị – xã hội của các tổ chức, cơ quan

4. Chuẩn đầu ra:

4.1. Kiến thức

Người học được trang bị những kiến thức chuyên ngành như sau:

– Kiến thức chung, cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.

– Nắm vững kiến thức tổng quan và cơ bản về truyền thông, tiếp thị marketing,

quan hệ công chúng và quảng cáo;

– Có kiến thức chuyên sâu và hiện đại về truyền thông marketing: xác định được các cơ hội xúc tiến, xây dựng hình ảnh tổ chức và thương hiệu, tổ chức quản lý quảng cáo, thiết kế quảng cáo, lựa chọn phương tiện truyền thông, quan hệ công chúng và tài trợ… 

– Hiểu rõ nhiệm vụ của nhân viên truyền thông tiếp thị trong các tổ chức, cơ quan và công ty 

– Có tri thức vững vàng về các phương tiện truyền thông đại chúng và biết cách tận dụng các phương tiện này trong quá trình hoạt động truyền thông tiếp thị

– Có những hiểu biết nhất định về thị trường truyền thông, marketing ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung để có thể tranh luận và tìm ra những xu hướng mới. 

4.2. Kỹ năng

Năng lực chuyên môn: 

– Có năng lực phân tích và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông tiếp thị, xây dựng và phát triển thương hiệu; 

– Có kỹ năng tốt về công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng cho công tác truyền thông và hoạt động tiếp thị; trong công tác quản lý truyền thông và quản lý các hoạt động tiếp thị; 

– Có kỹ năng xây dựng kế hoạch truyền thông; tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch, dịch vụ và sản phẩm truyền thông; 

Năng lực dẫn dắt, làm việc nhóm: 

– Có kỹ năng giao tiếp tốt và làm việc chuyên nghiệp trong môi trường hội nhập; 

– Có kỹ năng tương tác cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm; 

– Có khả năng thể hiện và phát huy tố chất lãnh đạo, quản lý trong hoạt động nhóm

Khả năng thích nghi với môi trường công tác: 

– Có kỹ năng nhạy bén và thích ứng với môi trường thay đổi cũng như kỹ năng hoạch định công việc; 

– Có khả năng hòa nhập nhanh với môi trường công tác mới; 

– Có khả năng làm việc dưới áp lực cao; 

4.3. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 

– Có đạo đức trong sáng, tác phong người cán bộ cách mạng, ý thức kỷ luật tốt, tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp. 

– Về thái độ: Chương trình chất lượng cao hướng đến việc giáo dục cho sinh viên có thái độ làm việc đúng mực, có phẩm chất tốt, coi trọng đạo đức nghề nghiệp, quan tâm đến lợi ích cộng đồng, trong đó có lợi ích chính đáng của cá nhân trong môi trường hiện đại ngày nay

4.4. Trình độ Ngoại ngữ

Người học khi tốt nghiệp đạt trình độ ngoại ngữ tương đương 6.0 điểm IELTS hoặc 700 điểm TOEIC hoặc 550 điểm TOEFL, 78 điểm TOEFL IBT.

4.5. Trình độ Tin học

Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

5. Chương trình đào tạo gồm một số môn học đặc thù sau:

5.1. Kiến thức giáo dục đại cương (54 đvht):

– Viết luận Tiếng Anh (Academic Writing)

– Chủ nghĩa xã hội khoa học

– Kinh tế chính trị Mác- Lênin

– Pháp luật đại cương

– Quan hệ quốc tế đại cương

– Cơ sở văn hoá Việt Nam

– …..

5.2. Kiến thức cơ sở ngành (18 đvht):

– Lý thuyết truyền thông và quan hệ công chúng 

– Marketing

– Nhập môn truyền thông tiếp thị tích hợp IMC 

– Ngôn ngữ truyền thông

– Luật và đạo đức báo chí truyền thông

– Truyền thông quốc tế 

– …..

5.3. Kiến thức ngành (12 đvht)

– Xây dựng và quản trị thương hiệu

– Thiết kế trình bày các sản phẩm truyền thông

– Nghiên cứu và đánh giá trong truyền thông 

– Quan hệ báo chí

– Chiến dịch truyền thông

– …..

5.4. Kiến thức bổ trợ  (12 đvht)

– Quản lý vấn đề và xử lý khủng hoảng

– Kỹ năng xã hội 3 – Lễ tân ngoại giao và Hồ sơ xin việc 

– Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR

– Truyền thông quảng bá ngôi sao

– …..

5.5. Khối kiến thức chuyên ngành (23 đvht):

– Chiến lược Marketing 

– Sáng tạo nội dung 

– Hành vi khách hàng

– Tổ chức sự kiện 

– Vận động hành lang trong quan hệ công chúng

– …..

  1. Điểm chuẩn 3 năm gần dây