Cử nhân chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp

Đào tạo trình độ đại học ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Quan hệ công chúng.

1. Thời gian đào tạo: 4 năm

Tùy theo năng lực và điều kiện cụ thể mà sinh viên có thể sắp xếp để rút ngắn tối đa 2 học kỳ chính hoặc kéo dài tối đa 4 học kỳ chính so với thời gian đào tạo quy định trên. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.

2. Khối lượng kiến thức toàn khóa: Chương trình toàn khóa gồm 130 đơn vị học trình (ĐVHT) (chưa bao gồm 12 tín chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:
Người được đào tạo có khả năng đảm nhiệm các vị trí việc làm sau đây:
– Nhân viên tại các công ty truyền thông chuyên nghiệp trong và ngoài nước, cụ thể như: nhân viên quan hệ báo chí, nhân viên QHCC, nhân viên phân tích truyền thông, nhân viên phụ trách nội dung, nhân viên truyền thông nội bộ, nhân viên sản xuất nội dung, nhân viên quản lý khách hàng.
-Cán bộ truyền thông, QHCC, Marketing cho các tổ chức của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ.
– Cán bộ nghiên cứu khoa học QHCC và hoạt động thực tiễn.
– Cán bộ tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo, quản lý công tác báo chí truyền thông.

4. Chuẩn đầu ra:

4.1. Kiến thức

– Người học được trang bị kiến thức chung, cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân ngành Quan hệ công chúng, người học được trang bị những kiến thức chuyên ngành như sau:

– Nắm vững bản chất của Quan hệ công chúng: Khái niệm, sự hình thành và phát triển của Quan hệ công chúng trên thế giới và tại Việt Nam, vai trò của nó trong đời sống xã hội, các nguyên tắc hoạt động của Quan hệ công chúng;

– Hiểu rõ nhiệm vụ của cán bộ Quan hệ công chúng trong các tổ chức, cơ quan và công ty;

– Có tri thức vững vàng về các phương tiện truyền thông đại chúng và biết cách tận dụng các phương tiện này trong quá trình quan hệ công chúng.

4.2. Kỹ năng

– Nắm vững kỹ năng xây dựng quan hệ giữa những cá nhân và tổ chức với các nhóm công chúng, mở rộng, duy trì và phát triển quan hệ với giới truyền thông; lập ra các kế hoạch truyền thông; xử lý thông tin trong khủng hoảng;

– Có kỹ năng tổ chức các hoạt động truyền thông như triển lãm, gây quỹ, tài trợ, họp báo;

– Có kỹ năng viết, biên tập và xuất bản các thông cáo báo chí và các sản phẩm truyền thông khác dưới hình thức in ấn, phát thanh, truyền hình và qua mạng điện tử.

4.3. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Có đạo đức tác phong của người cán bộ cách mạng, ý thức kỷ luật tốt, tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp và có mối quan hệ chặt chẽ gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân.

– Được đào tạo cơ bản, hệ thống về Quan hệ công chúng trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Có tri thức khoa học, đặc biệt là tri thức chuyên sâu về Quan hệ công chúng, đồng thời am hiểu rộng các khoa học có liên quan, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ theo mục tiêu tổng quát đã nêu.

4.4. Trình độ Ngoại ngữ

Người học khi tốt nghiệp đạt trình độ ngoại ngữ tiếng Anh B2 khung châu u (tương đương 600 điểm TOEIC hoặc 550 điểm TOEFL hoặc 5.5 điểm IELTS).

4.5. Trình độ Tin học

Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

5. Chương trình đào tạo gồm một số môn học đặc thù sau:

5.1. Kiến thức giáo dục đại cương (44 đvht):

– Tâm lý học đại cương
– Chính trị học đại cương
– Kinh tế học đại cương
– Pháp luật đại cương
– Quan hệ quốc tế đại cương
– Cơ sở văn hoá Việt Nam
– Tiếng Việt thực hành

5.2. Kiến thức cơ sở ngành (18 đvht):

– Lý thuyết truyền thông
– Các phương tiện truyền thông
– Quan hệ công chúng và quảng cáo
– Tác động Quảng cáo trong xã hội
– Ngôn ngữ truyền thông
– Quan hệ báo chí
– Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông

5.3. Kiến thức ngành (26 đvht)

– Nhập môn quan hệ công chúng
– Nhập môn Marketing
– Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC)
– Hành vi khách hàng
– Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

5.4. Kiến thức bổ trợ (12 đvht)

– Kỹ năng giao tiếp đàm phán và phát ngôn
– Marketing kỹ thuật số
– Sản xuất quảng cáo
– PR doanh nghiệp

5.5. Khối kiến thức chuyên ngành (30 đvht):

– Chiến dịch quảng bá
– Tổ chức sự kiện
– Nghiên cứu và đánh giá Quan hệ công chúng
– Viết cho PR
– Quản lý vấn đề và xử lý khủng hoảng
– Thiết kế sản phẩm truyền thông